Về chiến lược giai đoạn 2020 – 2025, Viettel Construction (Mã CK: CTR) hoạch định Tổng Công ty sẽ trở thành TowerCo số 1 tại Việt Nam và sẽ tiến hành đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này, trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 60% và vốn vay chiếm 40%. Công ty sẽ không phát hành tăng vốn cho cổ đông cũng như phát hành trái phiếu cho việc đầu tư.
Sáng ngày 03/11/2020, tại trụ trở Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã diễn ra hội thảo nhà đầu tư trước thềm bán vốn của Tập đoàn Viettel tại Viettel Construction (Mã CK: CTR).
Hình ảnh các nhà đầu tư tham dự hội thảo
Theo đó, Tập đoàn Viettel sẽ bán đấu giá xấp xỉ 7,75 triệu cổ phiếu CTR, tương ứng 11% vốn điều lệ Tổng Công ty. Hiện tại, Tập đoàn Viettel đang nắm giữ 73,22% cổ phần CTR. Việc đấu giá sẽ diễn ra công khai thông qua Sở GDCK Hà Nội (HNX) trong tuần đầu tháng 12.
Tại buổi hội thảo, ông Phạm Đình Trường – Tổng Giám đốc CTR hé lộ mục tiêu doanh thu của Tổng Công ty có thể cán mốc một tỷ USD vào năm 2025, thay vì kết quả doanh thu 11.500 tỷ đồng và lợi nhuận đạt ngưỡng 518 tỷ đồng của kế hoạch đã đề ra trước đó. Do kết quả này mới chỉ tính dựa trên chỉ tiêu Tập đoàn Viettel giao CTR tìm kiếm nguồn việc bên ngoài ở mức 30% trên tổng doanh thu, trong khi Ban Tổng Giám đốc CTR định hướng nguồn việc bên ngoài phải đạt mức ít nhất 50% trên tổng số.
Ông Phạm Đình Trường – Tổng Giám đốc CTR chia sẻ luận điểm đầu tư
Theo báo cáo tài chính mới đây của CTR, lũy kế 9 tháng của Tổng Công ty đạt doanh thu 4.235 tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận sau thuế 168,3 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2020, CTR đặt kế hoạch lãi ròng 199 tỷ đồng và với kết quả thực hiện được sau 9 tháng, Tổng Công ty đã hoàn thành 85% chỉ tiêu đề ra.
Ngoài ra, Tổng Giám đốc CTR còn đề cập vấn đề đầu tư của CTR đến năm 2025 lên đến 10.000 tỷ đồng cho TowerCo, trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 60% và vốn vay chiếm 40%. Tổng Công ty sẽ không phát hành tăng vốn cho cổ đông cũng như phát hành trái phiếu cho việc đầu tư.
Với định hướng này, CTR sẽ vừa xây mới trạm phát sóng (BTS), vừa nhận thêm trạm từ Tập đoàn Viettel (ước tính sơ bộ 10.000 trạm). Dù vậy, việc nhận trạm từ Tập đoàn Viettel vẫn đang vướng vấn đề pháp lý và chưa thể diễn ra ngay. Lãnh đạo CTR kỳ vọng trong năm 2021 sẽ giải quyết được vấn đề pháp lý.
Có mặt tại buổi hội thảo còn có ông Nguyễn Đình Chiến – Chủ tịch HĐQT CTR cho biết thị trường TowerCo ở Việt Nam sẽ bùng nổ trong những năm tới bởi:
Ông Nguyễn Đình Chiến – Chủ tịch HĐQT CTR (bên trái); Ông Phạm Đình Trường – Tổng Giám đốc CTR (bên phải)
Ông Nguyễn Đình Chiến chia sẻ với các nhà đầu tư, giai đoạn này là thời điểm chín muồi của các nhà mạng cho việc tối ưu chi phí, tiết kiệm đầu tư toàn xã hội, nên TowerCo là xu hướng lớn. Dù vậy, tỷ lệ dùng chung của các nhà mạng vẫn khá thấp nhưng điều này sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
Hiện tỷ lệ dùng chung trạm của CTR là 1,05 là theo lãnh đạo CTR đây là mức có lãi của công ty. Với lợi thế về số trạm vượt trội (sau khi nhận từ Tập đoàn Viettel), CTR kỳ vọng hệ số dùng chung của công ty sẽ tăng lên 1,3 trong thời gian tới. Kế hoạch đến năm 2025, doanh thu TowerCo của CTR đạt 2.550 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng bình quân 51,6%/năm.
Với lĩnh vực Vận hành khai thác, lãnh đạo CTR cho biết công ty đang nỗ lực đẩy mạnh vận hành cho các doanh nghiệp ngoài Viettel. Hiện đã có đối tác từ Mỹ, Pháp muốn CTR thực hiện vận hành khai thác, dù vậy do diễn biến dịch Covid-19 nên công việc này chưa thể diễn ra.
Một số câu hỏi từ nhà đầu tư:
* Định hướng của Tập đoàn Viettel cụ thể như thế nào với việc chuyển giao hạ tầng cho CTR, mong ban lãnh đạo cho biết thời gian dự kiến, số lượng chuyển giao các trạm cụ thể?
Tóm tắt phần trả lời: “Đây là một chủ trương trong chiến lược 5 năm, chúng tôi đang tích cực thực hiện chủ trương này, tuy nhiên hoạt động này liên quan chủ trương bán tài sản cho công ty cổ phần, do vậy phần pháp lý đang được can thiệp. Ở góc độ Công ty mẹ cũng muốn chuyển giao để quá trình vận hành được hiệu quả hơn, dự kiến năm 2021 việc này có thể được thực hiện” – Ông Nguyễn Đình Chiến cho biết.
* Hiện nay Viettel Construction đã triển khai vận hành khai thác hạ tầng viễn thông ở nước ngoài như Campuchia, Myanmar,… Vậy thời gian tới CTR có tham gia vận hành khai thác cho thị trường nào khác nữa không? Nếu có thì lộ trình cụ thể là như thế nào?
Tóm tắt phần trả lời: “Về chủ trương mở rộng tại các thị trường nước ngoài thì Tập đoàn Viettel ủng hộ chúng tôi, tuy nhiên về mặt kinh doanh các Công ty thị trường và CTR độc lập với nhau. Do vậy muốn mở kinh doanh ở 1 thị trường thì phải chứng minh được 2 chiều, đơn vị định outsource cho chúng ta vận hành và chính chúng ta vận hành cần chứng minh hiệu quả cho cả 2 bên, đồng thời môi trường đất nước đó có thuận lợi để mở rộng nguồn việc ngoài Viettel giống như mô hình CTR ở Việt Nam hiện tại hay không” – Ông Phạm Đình Trường cho biết.
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction) thuộc Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel là Doanh nghiệp Viễn thông và Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay Tổng Công ty chúng tôi đang có nhu cầu tuyển dụng bổ sung 100 nhân sự kinh doanh tại 63 CNKT Viettel Tỉnh/Thành phố, Tổng Công ty kính mời những ứng viên xuất sắc tham gia tuyển dụng cho vị trí sau:
Với thế mạnh là đơn vị uy tín với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công lắp đặt, đội ngũ kỹ thuật trải dài khắp 63 tỉnh thành/cả nước, cùng kinh nghiệm cung cấp giải pháp điện mặt trời tái tạo cho hơn 8.000 khách hàng trên cả nước. Bước sang năm 2021, Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction) bắt đầu mở rộng phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam bằng Giải pháp điện năng lượng gió Viettel.
Tổng Công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction) phối hợp cùng Ban kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức chương trình từ thiện: “Trao tặng hệ thống điện mặt trời 3KWp tại Trường Tiểu học Thải Giàng Phố - Thị trấn Bắc Hà - Lào Cai” nhằm giúp Nhà trường và các em học sinh trong việc sử dụng năng lượng sạch, góp phần giảm chi phí tiền điện sinh hoạt, học tập hàng tháng và giúp các em có cuộc sống tốt hơn.
Sáng 29/12, Viettel Construction và Công ty CP Dệt Đông Quang, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức khánh thành dự án điện năng lượng mặt trời công suất 10 MWp tại khu công nghiệp Hải Sơn - Đức Hòa - Long An.
Giải pháp tối ưu từ Viettel Construction đã đến với chợ phiên vùng cao Sơn La. Đây là giải pháp chiếu sáng bằng đèn năng lượng mặt trời thân thiện với môi trường, hiệu quả và phù hợp, được chính quyền xã đánh giá cao và nghiên cứu thiết kế, lắp đặt trong thời gian tới.
Nguyên lý điện mặt trời hòa lưới
Những năm trở lại đây năng lượng mặt trời ngày càng được ứng dụng thực tiễn bởi lợi ích chúng mang lại. Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo cả và năng lượng mặt trời cũng không ngoại lệ. Viettel Construction đã phác thảo những ưu nhược điểm của điện năng lượng mặt trời ở những điểm sau.
Điện mặt trời hòa lưới là gì? Điện mặt trời hòa lưới là hệ thống hoạt động kết hợp giữa điện năng lượng mặt trời và điện lưới quốc gia. Đây là hệ thống dùng Pin PV hấp thụ ánh nắng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng, sau đó nối trực tiếp vào hệ thống điện lưới có sẵn nên được gọi là hệ thống điện mặt trời hòa lưới, buộc lưới hoặc nối lưới.
Làm thế nào để vừa đầu tư điện mặt trời nổi, vừa đảm bảo đất cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nhà ở? Câu trả lời chính là đầu tư điện mặt trời nổi một bước tiến mới về công nghệ điện mặt trời sẽ phát triển mạnh trong các thập niên tới.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì? Ưu nhược điểm của loại điện này? Các loại pin mặt trời đang có trên thị trường? Là câu hỏi thường gặp của các hộ gia đình và doanh nghiệp đang quan tâm đến lĩnh vực nguồn năng lượng tái tạo. Để trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trên hãy cùng Viettel Construction tham khảo bài viết dưới đây!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập